Có nên tự nặn mụn không? Hướng dẫn nặn mụn chuẩn y khoa an toàn



Đánh giá bài viết

Nặn mụn – có thể nói là  ” con dao hai lưỡi “, vừa giúp loại bỏ mụn nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành sẹo thâm nếu việc nặn mụn không đúng cách.

Vậy, có nên tự nặn mụn hay không? Hãy cùng Rebi Beauty tìm hiểu qua bài viết này để có câu trả lời và học cách nặn mụn chuẩn y khoa an toàn cho da.

Có nên tự nặn mụn không?

Việc nặn mụn không được khuyến khích, đặc biệt là khi bạn tự nặn mụn tại nhà vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như để lại sẹo vĩnh viễn, lây lan vi khuẩn từ ổ mụn, kéo dài quá trình lành mụn,… Nặng hơn có thể gây bít kín lỗ chân lông, tổn thương dây thần kinh (đặc biệt là vùng mũi, miệng) hoặc tình trạng mụn tái phát nhiều lần.

Không nên tự nặn mụn tại nhà nếu chưa biết kĩ thuật
Không nên tự nặn mụn tại nhà nếu chưa biết kĩ thuật

Tuy vậy, với những dạng mụn không viêm như mụn đầu trắng, đầu đen,… bạn vẫn có thể tự nặn mụn ở nhà. Nhưng đối với những dạng mụn nghiêm trọng hơn như mụn mủ, mụn thịt, u nang,… bạn nên đến những cơ sở da liễu, spa uy tín được thăm khám và nặn mụn chuẩn y khoa, đảm bảo an toàn cho là da của bạn.

Nặn mụn chuẩn y khoa và những điều bạn cần biết

Vậy, nặn mụn chuẩn y khoa là như thế nào, có thật sự an toàn không? Hãy cùng Rebi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm nặn mụn chuẩn y khoa trong phần tiếp theo đây của bài viết nhé:

Nặn mụn chuẩn y khoa là gì?

Nặn mụn chuẩn y khoa là quy trình lấy nhân mụn đảm bảo các yếu tố sau: nhận diện đúng loại mụn cần nặn, chọn thời điểm thích hợp để tránh nhiễm trùng, sử dụng dụng cụ vô trùng, thực hiện đúng kỹ thuật để loại bỏ hoàn toàn nhân mụn mà không để lại thâm, và đảm bảo toàn bộ quá trình diễn ra trong điều kiện vô khuẩn, giúp da phục hồi nhanh chóng mà không gây tái nhiễm trùng hay sẹo.

Lợi ích của nặn mụn chuẩn y khoa

Lấy nhân mụn chuẩn y khoa chính là giải pháp hoàn hảo, giúp bạn sở hữu làn da sáng mịn, không tì vết. Khác với việc tự ý nặn mụn tại nhà, lấy nhân mụn chuẩn y khoa mang đến những lợi ích tuyệt vời như:

Chiếu đèn ánh sáng sinh học giúp giảm sưng kháng viêm
Chiếu đèn ánh sáng sinh học giúp giảm sưng kháng viêm
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối: Quá trình này đảm bảo sự an toàn tối đa, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo khi sử dụng chung dụng cụ nặn mụn.
  • Tránh tổn thương da: Quy trình chuẩn giúp tránh tình trạng nặn mụn sai cách, giảm thiểu nguy cơ tổn thương bề mặt da như thâm, sẹo, và mụn lan rộng.
  • Làm sạch nhân mụn triệt để: Lấy nhân mụn từ sâu bên trong da một cách triệt để, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Hỗ trợ điều trị chuyên nghiệp: Quy trình chuẩn y khoa thường đi kèm với sự hỗ trợ của các hoạt chất điều trị và thiết bị máy móc khi cần thiết, giúp giảm thiểu tình trạng da ửng đỏ, nhạy cảm và kích ứng sau khi nặn mụn.

Bao lâu nên nặn mụn một lần?

Theo các bác sĩ & chuyên gia da liễu, liệu trình tự nặn mụn y khoa tại nhà nên được điều chỉnh phù hợp với tình trạng da và quy trình chăm sóc da của mỗi người. Cụ thể khuyến nghị như sau:

  • Da thường, da dầu, nhiều mụn: Nên lấy nhân mụn khoảng 2 tuần một lần.
  • Da nhạy cảm: Tần suất hợp lý là khoảng 2-3 tuần một lần.
  • Da quá nhiều mụn: Với những trường hợp nhân mụn gom cồi không đồng thời, nên thực hiện lấy nhân mụn y khoa mỗi tuần một lần.

Ngoài ra, nếu không sử dụng các phương pháp hỗ trợ như đẩy mụn và gom cồi, tần suất tự nặn mụn tại nhà nên được giãn cách, khoảng 1-2 lần mỗi tháng tùy thuộc vào tình trạng da cụ thể.

Nếu làn da nhiều mụn hay bít tắc thì nên lấy nhân mụn 2 tuần một lần
Nếu làn da nhiều mụn hay bít tắc thì nên lấy nhân mụn 2 tuần một lần

Hướng dẫn quy trình nặn mụn chuẩn y khoa

Tùy thuộc vào từng spa hoặc cơ sở da liễu, quy trình nặn mụn chuẩn y khoa được áp dụng sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm những bước cơ bản như sau:

Bước 1 – Chuẩn bị và khử trùng dụng cụ nặn

Để quá trình nặn mụn được an toàn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để nặn mụn và khử trùng những dụng cụ này. Bao gồm:

  • Bông tẩy trang: Nhẹ nhàng loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn, dầu thừa trên da.
  • Tăm bông: Hỗ trợ làm sạch da chi tiết, đặc biệt là vùng da quanh mắt và khóe miệng.
  • Bao tay y tế: Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối trong quá trình thực hiện, hạn chế lây nhiễm chéo.
  • Khăn bông lớn: Thấm hút nước hiệu quả, giúp da mặt khô thoáng sau khi làm sạch.
  • Nước sạch & máy xông: Giúp mở rộng lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị những sản phẩm hỗ trợ phù hợp với làn da của bạn trong suốt quá trình nặn mụn cũng rất cần thiết. Những sản phẩm này thường bao gồm Tẩy trang, sữa rửa mặt, Toner, HA dưỡng ẩm, nước muối sinh lý, dung dịch PHA, povidinem.

Bước 2 – Tẩy trang và làm sạch da trước khi nặn (3 phút)

Bước tiếp theo trong quy trình nặn mụn chuẩn y khoa chính là thực hiện làm sạch da với tẩy trang, sữa rửa mặt và Toner cân bằng da. Cụ thể trình tự thực hiện trong bước này như sau:

  • Bắt đầu bằng việc sử dụng bông tẩy trang thấm đều dung dịch tẩy trang. Dùng nhẹ nhàng để loại bỏ lớp trang điểm hoặc kem chống nắng có độ che phủ cao, giúp da được tinh khiết và thoải mái hơn.
  • Tiếp theo, rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của bạn. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và bã nhờn, đồng thời mang lại cảm giác sảng khoái và sạch sẽ cho làn da.
  • Cuối cùng, hãy thoa toner để cân bằng độ pH và chuẩn bị cho các bước chăm sóc da tiếp theo. Bước này không chỉ giúp làm sạch da một cách hoàn hảo mà còn tạo nền tảng cho việc lấy mụn an toàn và hiệu quả sau này.

Bước 3 – Xông mặt bằng hơi ấm (3 phút)

Trong bước này, máy xông sẽ được sử dụng để tạo ra hơi nước ấm. Hãy đặt máy xông gần mặt khoảng 30cm để giúp làm mềm da, mở rộng lỗ chân lông và giãn nở các bít tắc của nhân mụn.

Xông hơi làm mở lỗ chân lông giúp việc nặn mụn sẽ đỡ đau hơn
Xông hơi làm mở lỗ chân lông giúp việc nặn mụn sẽ đỡ đau hơn

Quá trình này không chỉ giúp lấy nhân mụn một cách dễ dàng mà không cần phải tác động mạnh, mà còn giúp giảm nguy cơ tổn thương da. Bằng cách này, chúng ta có thể thực hiện quy trình lấy mụn một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, mang lại làn da mịn màng và sáng bóng.

Bước 4 – Thực hiện sát khuẩn da trước khi nặn

Trước khi tiến hành quy trình lấy mụn, da nên được sát khuẩn nhẹ nhàng bằng cách sử dụng cồn hoặc Povidine. Hãy thấm ướt bông tẩy trang, lau nhẹ khắp khuôn mặt để sát trùng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.

Quy trình này không chỉ giúp giữ vệ sinh và ngăn ngừa vi khuẩn, mà còn là một phương pháp hiệu quả để tránh thâm do quá trình lấy mụn. Bằng cách này, bạn có thể tự tin thực hiện quy trình lấy mụn mà không lo lắng về tác động tiêu cực đối với làn da của mình.

Bước 5 – Nặn mụn hay lấy nhân mụn

Thời gian nặn mụn thường kéo dài quá 30-45 phút tùy tình trạng da. Lưu ý chỉ lấy những loại mụn được phép lấy, và nên chuẩn bị đủ tăm bông để thay thế trong quá trình nặn mụn, giữ vệ sinh và đảm bảo hiệu quả cho quy trình chăm sóc da của bạn. Bước này thường được diễn ra như sau:

  • Đeo bao tay y tế: Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho quá trình lấy nhân mụn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Bộ dung cụ lấy nhân mụn: Cây, tăm bông được thiết kế mềm mại, thấm hút tốt, giúp lấy nhân mụn một cách nhẹ nhàng, không gây tổn thương da.

Bước 6 – Sát khuẩn sau khi lấy nhân mụn

Sau khi hoàn thành quy trình lấy mụn, hãy tiến hành sát khuẩn lại vết thương hở bằng povidine và nước muối. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại và đảm bảo vùng da bị tổn thương được bảo vệ, phục hồi một cách an toàn.

Sát khuẩn bằng Povidine sau khi lấy nhân mụn
Sát khuẩn bằng Povidine sau khi lấy nhân mụn

Lưu ý rằng, việc nặn mụn bị thâm một phần là do quá trình lấy mụn không đúng thời điểm, nhưng phần lớn cũng là do thiếu bước sát khuẩn sau khi lấy mụn này. Bằng cách này, bạn có thể chăm sóc da một cách toàn diện và giảm thiểu nguy cơ tái phát mụn cũng như sự xuất hiện của thâm do vi khuẩn gây ra.

Bước 7 – Làm sạch da lần nữa, đắp nạ, chiếu đèn

Làm sạch da một lần nữa để đảm bảo sự sạch sẽ tối đa. Có thể sử dụng nước thường và tập trung làm sạch kỹ các vùng vừa nặn để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có thể còn đọng lại trên da.

Dùng mặt nạ chuyên dụng cho spa. Hãy lưu ý, đắp toàn mặt để giảm sưng đỏ & làm dịu da.

Bước 8 – Chiếu đèn, điện di tinh chất phục hồi

Bước cuối cùng trong quá trình thực hiện nặn mụn chuẩn y khoa sẽ gồm 2 bước nhỏ hơn như sau:

  • Chiếu đèn ánh sáng sinh học giúp tăng khả năng hấp thụ oxy của tế bào, thải độc tố cho da.
  • Điện di tinh chất phục hồi, là bước quan trọng cuối cùng trong quy trình nặn mụn & chăm sóc da. Tinh chất phục hồi được biết đến như một dưỡng chất dịu nhẹ, là lựa chọn lý tưởng để phục hồi cho da nhạy cảm và da đang trong giai đoạn tổn thương, kích ứng.
Điện di tinh chất phục hồi cho làn da
Điện di tinh chất phục hồi cho làn da

Kết luận của Rebi Beauty

Hy vọng với những thông tin của Rebi ở bài viết hôm nay, bạn đã được giải đáp các vấn đề có nên nặn mụn hay không. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng những bước nặn mụn chuẩn y khoa ở trên để giúp quá trình nặn mụn được an toàn và hiệu quả hơn nhé.

Huỳnh Ngọc Bích Trâm

Huỳnh Ngọc Bích Trâm

Xin chào, tôi là Huỳnh Ngọc Bích Trâm - người sáng lập và CEO của Rebi Beauty. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ và chăm sóc da, tôi đã xây dựng Rebi Beauty từ năm 2019 và phát triển nó thành một địa chỉ làm đẹp uy tín tại TP.HCM. Tốt nghiệp chuyên ngành Y sĩ đa khoa từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi luôn mang trong mình niềm đam mê và tâm huyết với ngành làm đẹp. Tôi hy vọng rằng những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong suốt chặng đường này sẽ giúp ích cho bạn thông qua bài viết trên.